- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Có nhiều các điều trị sỏi mật, một trong số đó là phẫu thuật nội soi
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Sỏi mật, khi nào cần phẫu thuật?
Ăn đúng cách cho túi mật khỏe mạnh
Những điều cần biết về bệnh sỏi mật
Quy trình phẫu thuật nội soi
Cùng với nội soi ổ bụng, túi mật được loại bỏ theo quy trình sau:
- Gây mê toàn thân kèm với sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Các bác sỹ phẫu thuật chèn một kim xuyên qua rốn và bơm khí carbon dioxide vào để tạo ra không gian trống trong ổ bụng. Bước này có thể gây tăng huyết áp và những người bị bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc tăng huyết áp phải sử dụng thuốc hạ huyết áp trong quá trình phẫu thuật.
- Bác sỹ rạch 1 đường khoảng 10 – 12cm và 2 – 3 đường khoảng 5cm ở vùng bụng, đây gọi là 4 cổng cắt túi mật nội soi.
- Bác sỹ chèn ống nội soi kèm theo dụng cụ phẫu thuật và một camera nhỏ để ghi lại hình ảnh trong ổ bụng và chuyển đến một màn hình tivi.
- Bác sỹ tách túi mật ra khỏi gan và các khu vực khác, lấy ra khỏi cơ thể qua một trong 4 vết mổ.
- Bác sỹ có thể sử dụng phương pháp chụp X-quang đường mật để ngăn ngừa chấn thương ống dẫn mật – một biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi mật.
- Thông thường, bệnh nhân phải ở lại bệnh viện qua đêm. Tuy nhiên, những người có thể trạng tốt có thể về nhà ngay và sinh hoạt, đi làm bình thường trong vài ngày sau đó.
Phẫu thuật nội soi túi mật
Khi nào phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở?
Trong quá trình phẫu thuật nội soi, các bác sỹ sẽ quan sát ổ bụng, đánh giá thể trạng bệnh nhân và chuyển sang mổ mở nếu cần. Điều này diễn ra trong khoảng 5 – 50% số ca phẫu thuật cắt túi mật nội soi, gặp nhiều ở nam giới hơn so với phụ nữ và thường là do các nguyên nhân sau:
- Có tổn thương ở các mạch máu lớn
- Không nhìn thấy rõ ràng cấu trúc trong ổ bụng
- Xuất hiện các vấn đề ngoài dự kiến, không thể khắc phục được bằng phẫu thuật nội soi.
- Sỏi ống mật chủ không thể gỡ bỏ bằng mổ nội soi hoặc nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP).
- Đã từng điều trị bằng nội soi cắt cơ thắt.
- Thành túi mật bị dày lên
Biến chứng và tác dụng phụ của phẫu thuật nội soi
Đau đớn và mệt mỏi là tình trạng ai cũng gặp phải sau khi phẫu thuật vùng bụng. Để hồi phục sức khỏe nhanh chóng, người bệnh nên hạn chế hoạt động mạnh trong khoảng 1 tuần sau phẫu thuật.
Buồn nôn và nôn cũng là tác dụng phụ tương đối phổ biến sau phẫu thuật nội soi, có thể được điều trị bằng cách tiêm metoclopramide. Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống nôn trước phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng này. Gây mê ngay tại vết mổ trước khi phẫu thuật cũng có thể làm giảm đau và buồn nôn sau đó.
Tổn thương ống mật là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật nội soi, có thể gây rò rỉ dịch mật, co hẹp ống mật (có thể dẫn đến tổn thương gan). Để giảm thiểu tổn thương, các bác sỹ có thể chụp X- quang mật qua da.
6% ca mổ nội soi có thể bị sót sỏi hoặc sỏi chui ra khỏi túi mật và ở lại trong khoang bụng gây tắc nghẽn, áp xe phải phẫu thuật lại một lần nữa (mổ mở).
**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn